1.Khái niệm về chiến lược
1.1.Sự ra đời và phát triển của chiến lược


-  Trước đây, “chiến lược” được sử dụng thuần túy trong Quân Sự với ý nghĩa là Điều khiển quân, là nghệ thuật chỉ huy.
-   Ngày nay, khái niệm chiến lược xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực KT – XH
-   Trong Quản trị doanh nghiệp, khái niệm “chiến lược kinh doanh ” bắt đầu xuất hiện từ năm 1950 và từ năm 1960 thì ra đời các mô hình chiến lược.
-   Sự ra đời của chiến lược chủ yếu là do môi trường kinh doanh biến đổi do các nguyên nhân sau:
Do tiến bộ của KHKT: KHKT được áp dụng ngày càng nhiều vào trong lĩnh vực SX, thương mại nên chu kỳ sống của sản phẩm có xu hướng ngắn dần làm cho các doanh nghiệp phải:

  • Quan tâm tiêu thụ sản phẩm

  • Giảm lượng hàng tồn kho

  • Nghiên cứu phát triển công nghệ mới

  • Đào tạo cán bộ công nhân viên

  • Phát triển sản phẩm mới

+ Sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng: Tiêu dùng ngày càng nhiều và đòi hỏi ngày càng cao
+ Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới: thị trường hoạt động của các doanh nghiệp được mở rộng
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên có xu hướng ngày càng cạn kiệt dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành nguồn tài nguyên có hạn
   => Vì vậy, sự thành công của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng phản ứng      với sự biến đổi của môi trường kinh doanh.
 
1.2.Định nghĩa chiến lược (Chiến lược là gì?)
-  Nội dung 1 chiến lược bao gồm: mục tiêu cần đạt, các công việc cần làm và cách thức tiến hành các công việc đó.
-  Trước đây, chiến lược được coi là sự thay đổi của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược, có thể nêu ra 3 cách tiếp cận khái niệm chiến lược như sau:
 
1.2.1.Cách tiếp cận cạnh tranh
-  Theo Michael Porter: chiến lược công cụ của cạnh tranh, là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh, không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược.
 
1.2.2.Chiến lược là phạm trù của khoa học quản lý
- Trong khoa học quản lý có 2 mảng chính: quản lý chiến lược và quản lý tác nghiệp.
- Theo Alfred Chandler: chiến lược là quá trình xây dựng các mục tiêu cơ bản và dài hạn cho doanh nghiệp, từ đó lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các  nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản.
- Theo cách tiếp cận này thì chiến lược bao gồm các nội dung sau:
+ Xác định mục tiêu
+ Xây dựng các chính sách
+ Lập kế hoạch, các dự án, các chương trình để đạt mục tiêu
 
1.2.3.Chiến lược kinh doanh là phạm trù của kế hoạch hóa
- Theo Jame B.Quimn: chiến lược kinh doanh là 1 dạng thức hay 1 kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện.
- Theo Mizberg (1976): chiến lược được thể hiện dưới dạng 5p:
    + Plan: Kế hoạch
    + Ploy: Mưu mẹo, mưu lược
    + Pattern: Mô thức, dạng thức. Coi chiến lược kinh doanh là tập hợp các hành vi có quan hệ chặt chẽ và thống với nhau theo thời gian.
     + Possition: Vị trí. Xác định vị trí nhất định của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
     + Perspective: Triển vọng. Thể hiện viễn cảnh tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai.             
 
1.3.Phân biệt chiến lược với một số khái niệm khác
1.3.1.Phân biệt chiến lược và chính sách (Stragety >< Policy)
-  Nếu ta coi chiến lược là mục tiêu cần đạt thì chính sách là công cụ để đạt mục tiêu đó
-  Chiến lược thể hiện thông qua đường lối, hướng đi, mục đích cần đạt còn chính sách là phương thức, nguyên tắc, thủ tục, quy trình hướng dẫn sự hoạt động của các bộ phận trong 1 tổ chức
 
1.3.2.Phân biệt quản lý chiến lược và quản lý tác nghiệp
-  Hai hoạt động này có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, 2 lĩnh vực này khác nhau trên nhiều phương diện:
 

STT

Các yếu tố

Quyết định chiến lược

Quyết định tác nghiệp

1

Ảnh hưởng

Toàn bộ

Cục bộ

2

Thời gian

Dài hạn

Ngắn hạn

3

Khả năng thay đổi

Khó thay đổi

Có thể thay đổi

4

Môi trường

Biến động

Xác định

5

Kết quả

Lâu dài

Hiện tại, trước mắt

6

Thất bại

Nặng nề, có thể tiêu vong

Không lớn, có thể điều chỉnh

7

Thông tin

Đa dạng, nhiều nguồn, mờ ảo

Xác định, ít nguồn, chính xác,

8

Phương pháp

Heuristic (mò mẫm), sáng tạo

Thuật toán

9

Tính chặt chẽ

Không chặt chẽ

Chặt chẽ

10

Bản chất

Sáng tạo

Khai thác

11

Người ra quyết định

Yêu cầu tính khái quát, tổng quát

Yêu cầu tính tỉ mỉ, chính xác

12

Số lượng

Ít

Nhiều

 
1.3.3.Phân biệt chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án
- Đây là 1 loạt khái niệm mang phạm trù kế hoạch hóa nhằm hướng đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng khác nhau về cấp độ, phạm vi và cách thể hiện:
                
-  Chẩn đoán chiến lược(diagnostic): đầu tiên được sử dụng trong y học. Là sự kết hợp giữa phân tích và dự báo ( tiên đoán).
+ Chẩn đoán môi trường: Là quá trình phân tích các yếu tố của môi trường trên cả 3 cấp độ: môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân và môi trường ngành, nhằm nhận dạng các cơ hội và thách thức của môi trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Chẩn đoán nội bộ: Là quá trình phân tích tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các chức năng quản lý của nó nhằm nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược: Là quá trình phân tích, kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài để đưa ra đường lối phát triển, mục tiêu cần đạt được trong từng thời kì nhằm trả lời câu hỏi: doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp như thế nào trong tương lai?
 
1.4.Một số yêu cầu của chiến lược kinh doanh
*)   Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ các mục tiêu cơ bản cần đạt được trong từng thời kỳ, phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi đơn vị kinh doanh.
*)   Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và kết hợp 1 cách tối ưu nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ phía bên ngoài đảm bảo giành được các ưu thế trong cạnh tranh
*)   Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải được phản ánh như 1 quá trình liên tục bao gồm các giai đoạn từ xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược đến kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
*)   Chiến lược kinh doanh phải được lập ra cho 1 khoảng thời gian tương đối dài (5 – 10 năm)
*)   Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo sự tương hợp 3 yếu tố đặc trưng (mô hình 3E):

                              
a)  E1 – Môi trường: có 3 cấp độ:
-  Môi trường vi mô (môi trường ngành): tác động trực tiếp tới hoạt động và phát triển của doanh nghiệp bao gồm:
+ Khách hang
+ Nhà cung cấp
+ Sản phẩm thay thế
+ Nhà sản xuất (cạnh tranh) tiềm năng
+ Nhà sản xuất trong ngành
- Môi trường kinh tế quốc dân – môi trường kinh tế quốc tế:
+ Yếu tố kinh tế ( GDP, thu nhập đầu người, tốc độ tăng trưởng)
+ Yếu tố công nghệ.
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường pháp lý (chính sách của nhà nước)
+ Môi trường văn hóa xã hội (dân số, phong tục tập quán)
- Khi phân tích các yếu tố của môi trường người ta phải nhận dạng, đánh giá được các cơ hội - thách thức của môi trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp
b)  E2 – Doanh nghiệp:
-  Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
-  Việc đánh giá doanh nghiệp được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh cũng như các chức năng của nó:
- Tiềm năng thành công của doanh nghiệp cũng được xem xét dưới 3 cấp độ:


                               
+ Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: là thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp, lòng tin đối với nhà cung cấp, quyền lực đối với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có vị thế cao trên thị trường mục tiêu thì khả năng thành công trong kinh doanh lớn hơn
+ Ưu thế của doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ:

  • Chất lượng sản phẩm

  • Độ tin cậy của sản phẩm

  • Độ chính xác của sản phẩm

  • Thuận tiện trong sử dụng, sửa chữa, bảo hành…

+ Ưu thế về nguồn lực:

  • Công nghệ

  • Nhân lực

  • Máy móc thiết bị

  • Mặt bằng sản xuất

  • Hệ thống cung cấp các yếu tố sản xuất: nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng

  • Mạng phân phối

  • Tiềm lực về mặt tài chính

  • Vị trí địa lý 

a)  E3 – Chủ doanh nghiệp:
-  Mong muốn (Vision)
-  Giá trị
-  Niềm tin
*)   Văn hóa doanh nghiệp:
        + Giá trị văn hóa (cái gì có giá trị?)
        + Niềm tin (tôn giáo) chi phối hành vi con người
        + Thể thức (mối quan hệ Người – Người)
        + Phong tục tập quán
        + Những điều cấm kỵ
*)   Các bên hữu quan: Ngày nay, khi xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp người ta không chỉ nghiên cứu các yếu tố về giá trị, mong muốn, niềm tin của chủ doanh nghiệp mà còn phải nghiên cứu tất cả các bên hữu quan (Stakeholder) – bao gồm tất cả các tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của 1 doanh nghiệp và đồng thời lợi ích của họ bị chi phối bởi doanh nghiệp:
        + Cổ đông
        + Lãnh đạo
        + Người lao động
        + Nhà cung cấp
        + Ngân hang
        + Chính quyền địa phương
        + Khách hang
        + Liên doanh
         …..        
1.5.Ý nghĩa chiến lược kinh doanh
 Chiến lược kinh doanh có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được mục đích, hướng đi của mình, làm cơ sở cho mọi chương trình hoạt động và các phương án kinh doanh có hiệu quả
- Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được các cơ hội – nguy cơ trong tương lai ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách, chương trình nhằm tận dụng những cơ hội khi nó xuất hiện, hạn chế giảm thiểu sự tác động xấu của các mối đe dọa từ môi trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao ưu thế cạnh tranh.
- Giúp doanh nghiệp tạo ra thế chủ động trước sự biến đổi của môi trường, có thể tác động làm biến đổi môi trường cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình
- Giúp doanh nghiệp phân phối và sử dụng 1 cách hiệu quả các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp cho các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ đó cải thiện các chỉ tiêu hiệu quả: tăng doanh số, tăng thị phần, giá trị tài sản…
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đấu tranh chống lại tư tưởng ngại thay đổi, kích thích nghĩ nhiều đến tương lai, phát huy tính sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần tập thể.
 
2.Phân loại chiến lược
2.1.Căn cứ vào phạm vi chiến lược: 3 cấp
2.1.1.Chiến lược cấp công ty
- Là chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của công ty với nội dung chủ yếu là rà soát các lĩnh vực kinh doanh chiến lược của công ty, từ đó đưa ra các chính sách ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Kinh doanh gì?
+ Phát triển kinh doanh gì?
+ Làm gì để kinh doanh?
2.1.2.Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh
- Chủ yếu là chiến lược cạnh tranh
-  Mỗi lĩnh vực kinh doanh chiến lược phải trả lời câu hỏi: phải cạnh tranh như thế nào?
+ Cạnh tranh về giá
+ Khác biệt hóa
+Tập trung
2.1.3.Chiến lược chức năng (bộ phận)
- Nhằm xác định các chính sách cho từng chức năng quản lý khác nhau của doanh nghiệp
-  Là công cụ thực hiện 2 chiến lược ở 2 cấp trên
-  Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là 1 thể thống nhất của 6 chiến lược chức năng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau:
    
- Chiến lược Marketing: chủ yếu xác định các chính sách về marketing – mix (4p):
                        + Product
                        + Price
                        + Promotion
                        + Place
-  Chiến lược sản xuất: Xác lập chính sách, lựa chọn sản phẩm, chủng loại, kết cấu mặt bằng, chương trình sản xuất nhằm khai thác tốt hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.
-          Đưa ra các chính sách đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước sự biến đổi của thị trường tài chính
- Chiến lược công nghệ: Đưa ra các chính sách sử dụng, đổi mới, thay thế các phương pháp công nghệ sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu sự tiến bộ KHKT và công nghệ sản xuất, vòng đời công nghệ.
- Chiến lược Logistics (hậu cần): Thiết lập các chính sách, xây dựng các mạng cung cấp, các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh và mạng tiêu thụ, nội dung chính là dự trữ và vận chuyển liên quan đến dòng vật chất trong quá trình kinh doanh.
- Chiến lược con người và xã hội: các chính sách đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất kinh doanh và trách nhiệm, vị trí xã hội của doanh nghiệp.
 
2.2.Phân loại theo cách tiếp cận kinh doanh
2.2.1.Chiến lược dựa vào yếu tố then chốt
-  Tư tưởng chủ đạo của chiến lược này là người ta tìm kiếm yếu tố chìa khóa của thành công, từ đó tập trung nguồn lực, năng lực để phát triển những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công của lĩnh vực kinh doanh:
+ Tài chính
+ Con người
+ Phạm vi hoạt động
+ Vị trí (không gian)
2.2.2.Chiến lược kinh doanh dựa trên ưu thế tương đối của doanh nghiệp
- Hướng tiếp cận này đòi hỏi quá trình phân tích làm rõ được ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, từ đó chiến lược kinh doanh hình thành dựa trên cơ sở khai thác ưu thế đó giúp nâng cao khả năng thành công:
+ Sản phẩm
+ Nguồn nguyên liệu
+ Mạng phân phối
+ Dịch vụ
+ Lao động
2.2.3.Chiến lược kinh doanh dựa trên sự sáng tạo
- Là việc kinh doanh dựa trên sự rà soát lại các quy luật, luật chơi phổ biến trên thị trường, từ đó suy nghĩ tìm cách thay đổi chúng
2.2.4.Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tang
- Theo cách này, chiến lược kinh doanh không nhằm vào các nhân tố then chốt mà nhằm vào các nhân tố thuận lợi như sử dụng năng lực dư thừa hoặc sử dụng sự hỗ trợ của những lĩnh vực kinh doanh trọng yếu.
 
3.Quản trị chiến lược
3.1.Khái niệm
- Là quá trình quản lý việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn của 1 doanh nghiệp trong mối quan hệ của doanh nghiệp đó với môi trường ngoài bao gồm từ việc chẩn đoán sự thay đổi của môi trường ngoài, đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp đến việc đưa ra các định hướng chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, kiểm tra điều chỉnh khi có sự thay đổi của môi trường ngoài dự kiến.
 
3.2.Nội dung của quản lý chiến lược
3.2.1.Phân tích môi trường kinh doanh
- Mục đích: nhận dạng các cơ hội và thách thức của môi trường đặt ra với sự phát triển của doanh nghiệp. Được tiến hành trên 3 cấp:
+ Môi trường ngành
+ Môi trường kinh tế quốc dân
+ Môi trường kinh tế quốc tế
- Hiện nay tồn tại nhiều mô hình phân tích môi trường kinh doanh :
+ Mô hình BCG (Boston Consulting Group)
+ Mô hình Mc Kinsey
+ Mô hình ADL (Arthur D.Little)
+ Mô hình Michael Porter
+ Mô hình SWOT
- Việc phân tích phụ thuộc vào quá trình thu thập và xử lý thông tin chiến lược.
3.2.2.Phân tích nội bộ
- Mục đích: Nhận dạng các điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp trên 3 cấp độ:
+ Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu
+ Ưu thế của sản phẩm, dịch vụ
+ Ưu thế về nguồn lực
- Phân tích nội bộ được thực hiện với tất cả các lĩnh vực kinh doanh và tát cả các chức năng quản lý của doanh nghiệp.
3.2.3.Xác định mục tiêu chiến lược
- Đưa ra hệ thống mục tiêu chiến lược và quá trình xác định hệ thống mục tiêu chiến lược được tiến hành qua các bước:
+ Xác định tầm nhìn chiến lược (Vision): Ước muốn cao nhất của nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược (Mission): Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp dự định sẽ thực hiện trong tương lai.
+ Xác đinh mục đích (Purpose): Lý tưởng mà doanh nghiệp theo đuổi lâu dài trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình – Lý do tồn tại doanh nghiệp
+ Xác định mục tiêu (Objective): Những đích mà doanh nghiệp phải đạt được trong từng thời kỳ, thường được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng gắn với mốc thời gian cụ thể.
3.2.4.Xây dựng các giải pháp thực hiện chiến lược
- Thông thường các giải pháp này tồn tại dưới dạng chiến lược cạnh tranh (thực hiện chiến lược cạnh tranh như thế nào?) và được thể hiện thông qua các chiến lược chức năng.
3.2.5.Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược
- Trong quá trình thực hiện chiến lược môi trường luôn biến đổi nên đòi hỏi phải có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên để điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.


NÂNG CAO QUẢN LÝ NÂNG CAO QUẢN LÝ

Đã một thời gian dài nhiều người khẳng định rằng khả năng vốn có trong một số cá nhân nhất định được chọn...

BIỂU ĐỒ NĂNG LỰC BIỂU ĐỒ NĂNG LỰC

Sự khác nhau giữa hiệu suất công việc & Năng lực.    - " Hiệu suất " là kết quả lao động biểu hiện bằng...

LEAN - CÔNG CỤ HỮU ÍCH GIẢM LÃNG PHÍ, TĂNG NĂNG SUẤT LEAN - CÔNG CỤ HỮU ÍCH GIẢM LÃNG PHÍ, TĂNG NĂNG SUẤT

Lean manufacturing công cụ hữu ích để giảm lãng phí,tăng năng suất cho các doanh nghiệp.Trong những năm qua, nền kinh tế...

QUẢN LÝ THỜI GIAN QUẢN LÝ THỜI GIAN

Tất cả mọi người trên trái đất :Bill Gates, Bill Clinton và bạn .Đều có quỹ thời gian giống nhau. Theo các chuyên gia...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TPM LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TPM

TPM có nguồn gốc phát triển từ Bảo dưỡng phòng ngừa vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Bảo dưỡng...