1. Duy trì chất lượng.
 Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất, không có sai lỗi trong sản xuất. Trọng tâm của duy trì chất lượng là loại bỏ những sự không phug hợp một cách có hệ thống, giống như cải tiến có trọng điểm. Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tác động tới chất lượng sản phẩm, vì vậy cần loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn. Như vậy, đã có sự chuyển đổi từ phản ứng sang chủ động (Kiểm soát chất lượng sang Đảm bảo chất lượng). Duy trì chất lượng nhằm thiết lập, duy trì một hệ thống quản lý chất lượng tốt kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa.


 Chính sách của Duy trì chất lượng:
- Không có khuyết tật và kiểm soát các thiết bị;
- Các hoạt động quản lý chất lượng để hỗ trợ đảm bảo chất lượng;
- Tập trung phòng ngừa các khuyết tật tại nguồn.
- Tập trung vào phòng chống sai lỗi ( Poka-Yoke)
- Phát hiện và phân loại khuyết tật.
- Cán bộ đảm bảo chất lương hoạt động hiệu quả.
Mục tiêu:
- Đạt và duy trì không có khách hàng khiếu nại.
- Giảm 50% tỷ lệ khuyết tật trong quá trình sản xuất.
- Giảm 50% chi phí chất lượng.
 Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng và phương pháp cải tiến “6 Sigma” là những cách thức hiệu quả để duy trì và cải tiến chất lượng.
2. Kiểm soát từ đầu.
 Kiểm soát từ đầu là xem xét mọi giai đoạn của quá trình sản xuất từ đầu đến cuối và tìm cách cải thiện các điểm yếu. Bên cạnh đó, là việc thiết lập một hệ thống dữ liệu để đánh giá và rút kinh nghiệm những vấn đề trong quá khứ trước khi chuẩn bị đầu tư mua sắm hệ thống máy móc thiết bị mới hoặc trước khi nghiên cứu phát triển một sản phẩm mới. Thiết bị mới phải có ưu điểm tích cực hơn thiết bị cũ như dễ vận hành, dễ vệ sinh, dễ bảo dưỡng, tin cậy, ít tiêu tốn năng lượng, tuổi tho cao hơn… Hoạt động này kết hợp chặt chẽ với bảo dưỡng có kế hoạch.


CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ.

Đây là câu chuyện ở phòng bảo vệ của một công ty. Cũng giống như cổng ra vào cửa xưởng các công ty khác, công ty này...

CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ.

Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...

CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP. CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP.

Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...