Quá trình thực hiện TPM cơ bản có thể được phân chia thành các bước đó là: Bước chuẩn bị, Bước 1 – Vệ sinh ban đầu, Bước 2 – Xử lý nguồn bẩn và khu vực vệ sinh, Bước 3 – Lập tiêu chuẩn vệ sinh, tra dầu. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các công việc thực hiện trong từng bước, đồng thời cung cấnhững mẫu, biểu mẫu thích hợp để tham khảo và sử dụng.


1. Bước chuẩn bị.
a. Thiết lập cơ cấu tổ chức và nhóm TPM:
 Mô hình cơ cấu tổ chức TPM thường được theo dạng các nhóm như:hình 5,1.Nhóm là một tổ chức gồm từ 5 đến 7 người và được tổ chức theo các cấp khác nhau từ lãnh đạo cao nhất đến những người công nhân trực tiếp sản xuất.
Nhóm cấp cao gồm những người quản lý là lãnh đạo công ty, trưởng các bộ phận gọi là nhóm các nhà quản lý. Nhóm trung gian gồm những nhà quản lý cấp dưới tại các công đoạn, đóng vai trò như là điểm kết nối giữa các nhóm ở các cấp khác nhau. Nhóm trong bộ phận sản xuất gồm những người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị.
Các nhóm nhỏ dưới nhà máy gồm những người vận hành đóng vai trò chủ yếu trong thực hiện các hoạt động TPM cơ bản.
Ngoài các nhóm TPM, cần thành lập văn phòng TPM gồm các thành viên từ bộ phận hành chính, một số kỹ sư và họ sẽ báo cáo trực tiếp tới lãnh đạo cao nhất khi cần. Thành viên được lựa chọn từ bộ phận hành chính nên là người nắm được cả kỹ thuật và quản lý. Văn phòng TPm chịu trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể cho chương trình TPM với sự hỗ trợ từ các bộ phận liên quan khác.
Văn phòng TPM thường thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Giai đoạn chuẩn bị:
- Tiên phong tìm hiểu kiến thức về TPM như tham gia vào các hội thảo. thăm quan các công ty, nhà máy khác.
- là đầu mối lập kế hoạch tổng thể (chính sách, cơ sở thực hiện các nội dung chính, nhóm thực hiện, chương trình…) cho từng bộ phận ở các cấp quản lý khác nhau như cấp công ty, phòng, nhà máy, bộ phận, công đoạn.
- Ước tính chi phí và nguồn kinh phí về nhân lực, thiết bị, thầu phụ, đào tạo nội bộ, thuê ngoài và các chi phí hỗ trợ khác.
- Đàm phán và thỏa thuận với công đoàn về các vấn đề liên quan.
- Thiết lập các chuẩn, chỉ số đối sánh các phương pháp đánh giá tình trạng, tiến độ thực hiện và hỗ trợ đánh giá thực hành TPM.
- lên kế hoạch và tiến hành tổ chức.
- Tiến hành cuộc họp khởi động TPM ở cấp nhà máy, có sự tham gia và phát động của lãnh đạo cao nhất khi bắt đầu triển khai TPM trước tất cả các nhân viên và các bên liên quan trong ngoài công ty.
⁰ Trong hoạt động bảo dưỡng tự chủ hay tự bảo dưỡng.
- Định kỳ soạn thảo và phát hành bản tin TPM.
- Soạn thảo và báo cáo các chỉ số đo lường chính như số liệu thống kê về hỏng máy, sai lỗi sản phẩm, OEE.
- Lập kế hoạch và triển khai các các sự kiện như các hội thảo TPM, thi đua, các cuộc họp thảo luận.
- Soạn thảo và báo cáo kết quả thực hiện thực tế của các nhóm TPM trong đó nêu tóm tắt hoạt động, tần suất họp, tổng số thời gian đã triển khai, các nguồn thông tin liên quan khác.
- Tham gia vào các cuộc họp khác nhau để đánh giá quá trình triển khai thực tế và tổng thể các hoạt động TPM và hỗ trợ các nhóm TPM.
- Tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ phân xưởng, chuẩn bị các bài kiểm tra, in các kết quả xem xét. Soạn thảo và báo cáo tóm tắt số lượng các ý kiến cải tiến.
- Soạn thảo và báo cáo thống kê dựa trên các bảng biểu trong đó bao trùm các hoạt động, các câu hỏi, các nguồn bẩn, các khu vực khó vệ sinh.
- Hướng dẫn và đào tạo cách thức triển khai TPM.
- Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo theo từng bước.
- Sắp xếp các cuộc đánh giá.
b. Đào tạo về an toàn.
Để đạt được mục tiêu như “An toàn là ban, tai nạn là thù”, “An toàn là số 1”, cần tiến hành đào tạo các thủ tục, quy định về an toàn. Dưới đây là những an toàn cơ bản:
- Yêu cầu chung:
+ Phải đeo, đội mũ cứng, mặt nạ che bụi/khẩu trang, kính an toàn, nút tai, găng tay da đeo đúng chủng loại và yêu cầu của nơi làm việc.
+ khi làm việc với máy móc thiết bị lớn, người vận hành phải làm việc theo nhóm và chịu sự giám sát của người có trách nhiệm.
+ Người vận hành phải đực làm việc ở nơi có đủ ánh  sáng cần thiết.
+ các hướng dẫn thực hiện và những dấu hiệu cảnh báo phải được chuẩn bị và dán hoặc treo ở nơi làm việc. Tất cả những người liên quan phải thông hiểu tác dụng và ý nghĩa của chúng.
- Làm việc trên thiết bị:
+ Tắt nguồn điện và treo bảng cảnh báo “ đang bảo dưỡng” khi bảo dưỡng thiết bị.
+ Tắt công tắc trên bảng điều khiển và rút chìa khóa.
+ Đóng van/chốt an toàn các hệ thống vận hành và treo biển cảnh báo như “đang bảo dưỡng”.
+ Di chuyển sang khu vực an toàn và xác nhận tình trạng an toàn khi khởi động và dừng máy.
+ Không đi vào hay đưa chân tay vào khu vực làm việc khi máy đang chạy.
- Làm việc tại điểm cao:
+ Sử dụng thang phù hợp.
+ Không đứng hay trèo lên các ống mỏng và máng cáp.
+ Chuẩn bị giàn giáo tay vịn,lưới an toàn, dây bảo hiểm.
+ Không làm việc khi có người bên dưới.
- Làm việc trong bể chứa, hầm, lò:
+ Xác nhận mức oxi và kiểm tra khí dễ cháy độc trước và trong khi làm việc.
+ Sử dụng hệ thống không khí/hơi.
+ Cử người theo dõi bên ngoài khu vực làm việc và treo biển báo phù hợp.
c. Chuẩn bị công cụ hỗ trợ:
Các công cụ, tài liệu trông thường cần chuẩn bị bao gồm:
-  Bảng hoạt động TPM: thông báo, cập nhật các hoạt động , kết quả thực hiện TPM.
- Lý lịch thiết bị: nhằm xem xét các vấn đề đã và đang xảy ra đối với thiết bị. Dưới đây là biểu mẫu tham khảo lý lịch thiết bị.

Lý lịch thiết bị

Tên thiết bị

Ngày

Hỏng hóc thiết bị; lỗi sản phẩm; dừng máy

Hiện tượng

Bộ phận hỏng

Nguyên nhân

Biện pháp sửa chữa(ghi rõ biện pháp sửa chữa hay thay thế)

 

(Ghi rõ một trong 3 loại trên)

 

 

 

 

 
- Khẩu hiệu hoạt động của nhóm TPM, ví dụ:
AN TOÀN SỐ 1
HIỆUQUẢ TRÊN HẾT
CHẤTLƯỢNG HÀNG ĐẦU.
- Thẻ TPM (màu xanh và đỏ).
- Tài liệu, biểu mẫu liên quan như danh sách các thẻ, danh sách các khu vực khó vệ sinh, tra dầu, sơ đồ cấu trúc thiết bị.
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
Dụng cụ bảo dưỡng cơ bản cho việc vệ sinh, tra dầu, kiểm tra:
+ Găng tay cao su, vải, giày bảo hộ lao động.
+ Quần áo bảo hộ lao động.
+ Kính an toàn.
+ Mũ bảo hiểm.
+ Nút tai chống ồn.
+ Khẩu trang.
+ Đèn pin nhỏ để kiểm tra những nơi đủ ánh sáng.
+ Các phiếu ghi chép.
+ Túi/ hộp dụng cụ.
+ Máy ảnh hoặc máy quay.
+ Dụng cụ vệ sinh, lau chùi như rẻ lau, chổi…
- Lên chương trình, kế hoạch thực hiện.


CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH

Như đã giải thích về việc phân tầng, tính trị trung bình mỗi nhón và so sánh… Trị trung bình là một yếu...

ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG

Kể từ khi ban hành lần đầu tiên ban hành vào năm 1987, sau 2 lần sửa đổi vào năm 1994 và 2000, hiện nay ISO 9000 đã...

KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY HỘI NHẬP ? KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY HỘI NHẬP ?

Một hội nghị giáo dục về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tổ chức tại New York tuần qua có đông...