Đây là câu chuyện của một cô nhân viên kinh doanh phòng quảng cáo của một công ty đã nhận giải thưởng của câu lạc bộ nhóm QC. 


Công việc của phòng quảng cáo là sau khi thảo luận xong về một đề tài quảng cáo, gọi nhà in, bảo họ làm giấy báo giá, đặt hàng. Thế nhưng trong công việc này, cô nhân viên đó lại khám phá ra một điều: đối với những tấm áp phích quảng cáo, giấy báo giá và giá giao hàng thực tế thường khác nhau. Vì thế xử lý kế toán thường phiền toái và mất thì giờ. Thế rồi cô vẽ biểu đồ pareto rồi xem lại vì sao lại có sự khác nhau như vậy. Điều tìm ra là nhà họa sĩ vẽ kiểu áp phích, còn chỗ cô ta sau khi nhận giấy báo giá căn cứ trên hình vẽ, nếu như ưng thì đặt làm luôn. Nhưng áp phích là thứ ít khi nào làm một lần là xong, trước tiên là in thử, nếu chưa vừa ý thì sửa lại, sửa và làm lại thì giá thành đội lên. Do đó, đến khi có bản in thử vừa ý thì nhà in cũng xin đưa thêm giá hiệu đính vào. Vậy thì trong trường hợp như thế nào chúng ta sẽ làm được như báo giá, và tại sao cứ phải sửa như thế? Và cô nhân viên đó đã triệt để điều tra vấn đề này.
 Trước tiên nói về họa sĩ vẽ kiểu: có người sẽ vẽ chuẩn xác và có người sẽ không làm được như vậy. Nhà in cũng vậy, ngoài ra tùy theo phương pháp in mà chất lượng sẽ khác đi. Từ đó, cô tìm chuẩn ở các khâu. Đối với chỗ có nguyên nhân con người, cô yêu cầu cung cấp số liệu về nguyên nhân và đặt vấn đề nhà in sẽ xử lý như thế nào. Ngoài ra,cô thay đổi phiếu giao dịch sao cho những số liệu về báo giá, việc xác nhận bản in thử, nhận hàng có thể ghi trên cùng một phiếu, và có thể hiểu dễ dàng. Kết quả đạt được là số lần hiệu đính nói chung giảm xuống còn 1/3 và thủ tục giao dịch cũng đơn giản hơn.
 Trên đây là một thí dụ đơn giản nhưng qua đó chắc chắn bạn đã hiểu: chỗ để cải tiến có ở bất cứ nơi làm việc nào. Vấn đề là chúng ta có để ý thấy không, và có làm đúng theo lời dạy về cách dùng 7 công cụ để khắc phục từng chỗ hay không. Chỉ cần có tố chất như thế thì dù là phụ trách kinh doanh, kế toán hay công việc ở tổng đài điện thoại, ta cũng phát hiện hết chỗ này đến chỗ khác cần cải tiến và sẽ thành công.


CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu) CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu)

           Tiến sĩ NIISHIHORI, nguyên đội trưởng đội thám hiểm Nam cực mùa đông, người có nhiều đóng góp...

CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ.

Đây là câu chuyện ở phòng bảo vệ của một công ty. Cũng giống như cổng ra vào cửa xưởng các công ty khác, công ty này...

CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ.

Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...

CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...