Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo lắng. 


Trước đó, vào mùa xuân lương của nhân viên trên toàn quốc đã tăng trung bình 30%. Do áp lực “cái gì cũng phải tăng 30%” đã làm cho “ bảng cân đối tài sản” của xí nghiệp bị mất cân bằng. Các xí nghiệp hầu hết bị lỗ, các ông chủ đều ý thức được rằng nếu cứ để tiếp tục bị lỗ như vậy thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị phá sản, đó là quy luật thép của kinh tế thị trường. Do hoàn cảnh như vậy nên xí nghiệp nào cũng ra sức hợp lý hóa kinh doanh sản xuất. Nhờ thế mà máy tự động, rôbốt có cơ hội trình làng. Trước cuộc khủng hoảng dầu hỏa, kinh tế Nhật Bản đã có cơ hội liên tục phát triển nhanh. Trong thời gian đó, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc phình to tổ chứ hơn là hiện đại hóa cơ cấu sản xuất -kinh doanh. Do đó cuộc khủng hoảng dầu hỏa xảy ra với những xí nghiệp ấy giống như một cơn lốc. Cũng vào thời điểm ấy, ở Nhật có câu nói cửa miệng phổ biến đó là: “cần chỉnh lý sản xuất-kinh doanh”.
 Nếu không gặp cuộc khủng hoảng như thế, một công ty nào đó đơn phương làm chỉnh lý cải tạo cơ cấu sản xuất – kinh doanh chắc sẽ bị phê phán nhiều. Nhưng đang trong lúc các doanh nghiệp đều đồng loạt bị thua lỗ thì chẳng xí nghiệp nào e ngại việc tiến hành “ hợp lý hóa”. Ngoài ra, chế độ làm việc suốt đời đã tạo tâm lý ít lo sợ bị đuổi ở Nhật nên nghiệp đoàn lao động cũng không phản đối.
 Với thời cơ hợp lý hóa tốt như thế, các xí nghiệp ở Nhật Bản đã cải tạo nhanh chóng cơ cấu quản lý sản xuất-kinh doanh. May mắn thay, vào lúc các xí nghiệp ở Nhật  thực hiện xong cải cách cơ cấu tổ chức, cuộc khủng hoảng dầu hỏa thứ hai năm 1978 lại ập đến, cuộc khủng hoảng này đã làm cho các xí nghiệp ở Âu, Mỹ bị một cú sốc mạnh, dẫn đến tình trạng đình trệ kinh tế thế giới. Riêng các xí nghiệp ở Nhật , nhờ đã làm “trị liệu” trước đó nên đã vượt qua được. Theo chúng tôi, đấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng cán cân mậu dịch thế giới.
 Việc Nhật Bản đã gặt hái được thành công nhanh chóng trong công cuộc tự động hóa là nhờ có bối cảnh quan trọng về mặt kỹ thuật mà mọi người cần nên biết. Đấy là trước khi tiến hành tự động hóa,TQC ( total quality control- quản lý chất lượng trên toàn công ty) đã được phổ cập và ăn sâu vào ngành chế tạo của Nhật Bản.


CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH

Như đã giải thích về việc phân tầng, tính trị trung bình mỗi nhón và so sánh… Trị trung bình là một yếu...

ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG

Kể từ khi ban hành lần đầu tiên ban hành vào năm 1987, sau 2 lần sửa đổi vào năm 1994 và 2000, hiện nay ISO 9000 đã...

KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY HỘI NHẬP ? KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY HỘI NHẬP ?

Một hội nghị giáo dục về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tổ chức tại New York tuần qua có đông...