Hoạt động bảo dưỡng xuất hiện khi bắt đầu giai đoạn sản xuất công nghiệp. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hoạt động bảo dưỡng đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, từ bị động đến chủ động với các loại hình bảo dưỡng chủ yếu như sau:


-      Bảo dưỡng sửa chữa – Breakdow maintenance: Theo phương pháp này, hoạt động bảo dưỡng mang tính bị động. Khi máy móc bị hỏng và ngừng hoạt động, công tác sửa chữa mới được thực hiện. Phương pháp bảo dưỡng này đến nay hầu như đã không còn được áp dụng do bộc lộ rất nhiều nhược điểm như: máy móc dừng hoạt động bất thường gây ảnh hưởng dến hoạt động sản xuất và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; thời gian sửa chữa bị kéo dài dẫn tới tốn kém chi phí; không an toàn cho công nhân vận hành…
-      Bảo dưỡng phòng ngừa Preventive Maintenance:  với phương pháp này, máy móc thiết bị trong nhà máy được dừng hoạt động theo một chu kỳ nhất định để sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng phòng ngừa được xem là một phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên sau một thời gian triển khai đã xuất hiện những hạn chế, chủ yếu là do chi phí cho hoạt động này khá lớn. Phương pháp này sau đó đã được phát triển lên thành bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị. Theo đó, máy móc thiết bị sẽ không được sửa chữa, thay thế một cách máy móc theo chu kỳ thời gian mà được kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng thích hợp. Cách thức này khắc phục được yếu điểm về chi phí bảo dưỡng cao, đồng thời độ tin cậy và an toàn của máy móc thiết bị ổn định nên trở thành mô hình bảo dưỡng tốt cho các nhà máy sản xuất.
-      Bảo dưỡng khắc phục - Corrective Maintenance: Bảo dưỡng khắc phục hướng vào cải tiến thiết bị và các bộ phận nhằm tăng độ tin cậy của thiết bị. Thiết bị đôi khi thiết kế chưa phù hợp( không tính được trong thiết kế) phải được thiết kế lại để tăng độ tin cậy hoặc dễ bảo dưỡng.
-      Phòng ngừa bảo dưỡng Maintenance Prevention: chương trình này thường đưa ra cho thiết kế một thiết bị mới. Theo đó, những điều hạn chế của máy móc được nghiên cứu một cách đầy đủ ( giúp cho việc ngăn ngừa hỏng hóc, bảo dưỡng dễ dang hơn và ngăn ngừa các lỗi, tính an toàn và dễ sử dụng trong sản xuất) và được hợp nhất trước khi đưa một thiết bị mới vào vận hành.


TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...

QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control) QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control)

          Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được...

QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG - CRM QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG - CRM

Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng(CRM) là một phương pháp thiết thực, mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho việc duy trì và tạo ra...

ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀ NỘI ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀ NỘI

            Tiếp sau chương trình áp dụng ISO 9000 trong các ngành sản xuất, từ năm 2002, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội...