Hoạt động bảo dưỡng xuất hiện khi bắt đầu giai đoạn sản xuất công nghiệp. Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hoạt động bảo dưỡng đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, từ bị động đến chủ động với các loại hình bảo dưỡng chủ yếu như sau:


-      Bảo dưỡng sửa chữa – Breakdow maintenance: Theo phương pháp này, hoạt động bảo dưỡng mang tính bị động. Khi máy móc bị hỏng và ngừng hoạt động, công tác sửa chữa mới được thực hiện. Phương pháp bảo dưỡng này đến nay hầu như đã không còn được áp dụng do bộc lộ rất nhiều nhược điểm như: máy móc dừng hoạt động bất thường gây ảnh hưởng dến hoạt động sản xuất và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; thời gian sửa chữa bị kéo dài dẫn tới tốn kém chi phí; không an toàn cho công nhân vận hành…
-      Bảo dưỡng phòng ngừa Preventive Maintenance:  với phương pháp này, máy móc thiết bị trong nhà máy được dừng hoạt động theo một chu kỳ nhất định để sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng phòng ngừa được xem là một phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên sau một thời gian triển khai đã xuất hiện những hạn chế, chủ yếu là do chi phí cho hoạt động này khá lớn. Phương pháp này sau đó đã được phát triển lên thành bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị. Theo đó, máy móc thiết bị sẽ không được sửa chữa, thay thế một cách máy móc theo chu kỳ thời gian mà được kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng thích hợp. Cách thức này khắc phục được yếu điểm về chi phí bảo dưỡng cao, đồng thời độ tin cậy và an toàn của máy móc thiết bị ổn định nên trở thành mô hình bảo dưỡng tốt cho các nhà máy sản xuất.
-      Bảo dưỡng khắc phục - Corrective Maintenance: Bảo dưỡng khắc phục hướng vào cải tiến thiết bị và các bộ phận nhằm tăng độ tin cậy của thiết bị. Thiết bị đôi khi thiết kế chưa phù hợp( không tính được trong thiết kế) phải được thiết kế lại để tăng độ tin cậy hoặc dễ bảo dưỡng.
-      Phòng ngừa bảo dưỡng Maintenance Prevention: chương trình này thường đưa ra cho thiết kế một thiết bị mới. Theo đó, những điều hạn chế của máy móc được nghiên cứu một cách đầy đủ ( giúp cho việc ngăn ngừa hỏng hóc, bảo dưỡng dễ dang hơn và ngăn ngừa các lỗi, tính an toàn và dễ sử dụng trong sản xuất) và được hợp nhất trước khi đưa một thiết bị mới vào vận hành.


CHIẾN LƯỢC CHI TIÊU PHÁ CÁCH TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI. CHIẾN LƯỢC CHI TIÊU PHÁ CÁCH TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI.

Trả lời câu hỏi “Đâu là thử thách điển hình đối với tư duy truyền thống về những điều cần làm trong giai đoạn...

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VỀ HỆ THỐNG TÍCH HỢP PAS 99 CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VỀ HỆ THỐNG TÍCH HỢP PAS 99

Việc tích hợp các hệ thống cần được lập kế hoạch và triển khai theo một cách có cấu trúc. Nhiều tổ chức, doanh...

GIỚI THIỆU VỀ GMP GIỚI THIỆU VỀ GMP

GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những...

TÓM TẮT VỀ GMP TÓM TẮT VỀ GMP

Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP bao gồm có:  

CHIẾN LƯỢC QUY MÔ TOÀN CẦU: KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG MỚI ĐỂ MỞ RỘNG LỢI THẾ CẠNH TRANH (P2) CHIẾN LƯỢC QUY MÔ TOÀN CẦU: KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG MỚI ĐỂ MỞ RỘNG LỢI THẾ CẠNH TRANH (P2)

3.   Lợi ích và chi phí của phát triển toàn cầu 3.1Lợi ích - Toàn cầu hóa cho phép  các công ty vượt qua giới hạn của...