Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được nội dung cần thực hiện cũng như thấy được ý nghĩa của nó. Mục đích của quản lý trực quan là chỉ dẫn công việc thông qua các hình ảnh …nhằm giúp người lao động lắm bắt nhanh thông tin sản xuất, các hướng dẫn công việc. Không những vậy nó còn giúp cho người quản lý quản lý đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Khi thực hiện việc kiểm soát trực quan nên kết hợp với 5S.
 


1. Cách thức để tiến hành xây dựng và áp dụng:
* Xác định:
- Xác định mục tiêu của việc kiểm soát trực quan.
- Xác định đối tượng và khu vực để triển khai xây dựng công cụ kiểm soát trực quan.
* Triển khai và áp dụng
- Đào tạo nhận thức chung về kiểm soát trực quan
- Xác định các cách thức kiểm soát trực quan:
Các bảng hiển thị trực quan– Các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các thủ tục và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân. Ví dụ, biểu đồ xu hướng về hiệu suất thực hiện, % dao động của tỷ lệ lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng…
Các bảng kiểm soát bằng trực quan– Các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả thông tin về tiến độ sản xuất, thông tin theo dõi chất lượng, v.v... Ví dụ các bảng màu chỉ thị giới hạn kiểm soát nhiệt độ hay tốc độ giúp người vận hành thiết bị nhanh chóng phát hiện khi quy trình vận hành vượt mức cho phép. Các thẻ Kanban là một ví dụ khác về kiểm soát bằng trực quan.
Các chỉ dẫn bằng hình ảnh– Công cụ này giúp truyền đạt các quy trình sản xuất hay luồng vật tư được quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng các ô vẻ trên nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt bằng xưởng.

* Kiểm soát và Cải tiến
Với mỗi cách thức và nội dung đã triển khai áp dụng ta cần phải xác định một hoặc một số phương pháp để kiểm soát chúng sao cho nó hoạt động luôn hướng tới mục tiêu đã đặt ra.
Trong quá trình áp dụng nếu có bất cứ thay đổi nào ảnh hưởng đến việc kiểm soát trực quan ta cần phải cải tiến chúng cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Lợi ích áp dụng:
- Nhận dạng, giảm thiểu và loại bỏ các lãng phí.
- Nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất/dịch vụ trong môi trường làm việc ngày càng tốt hơn.
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động cải tiến năng suất và chất lượng.


 


CHƯƠNG 1 - PHẦN 5. NGUYÊN LÝ LÀM GIẢM SỰ PHÂN TÁN CHƯƠNG 1 - PHẦN 5. NGUYÊN LÝ LÀM GIẢM SỰ PHÂN TÁN

Vật liệu giống nhau, điều kiện gia công giống nhau, nhưng tại sao chất lượng sản phẩm bị phân tán, nguyên nhân...

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT

             Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống...

QUẢN LÝ CHẤT THẢI QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong xã hội đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân gây biến...

MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP : CÓ LUÔN LÀ ĐIỀU TỐT? MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP : CÓ LUÔN LÀ ĐIỀU TỐT?

Khi kinh doanh, một số công ty luôn đặt tính minh bạch như là tiêu chuẩn uy tín hàng đầu. Còn công ty của bạn thì sao? Bài...

CÁC TRỤ CỘT TRONG TPM CÁC TRỤ CỘT TRONG TPM

                       Các trụ cột trong TPM