Trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong xã hội đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân gây biến động môi trường , ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng và tác hại đến nền kinh tế. Do đó, việc quản lý, kiểm soát chất thải nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, ngăn chặn những ảnh hưởng lớn từ rác thải, tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng tạo đà cho sự phát triển bền vững.
Quản lý chất thải là tập hợp các biện pháp kỹ thuật và chiến lược nhằm làm giảm tác động đến môi trường từ việc phát sinh chất thải và loại bỏ rác thải. Việc quản lý chất thải là có lợi vì nó kiểm soát được các nguồn lực phải bỏ ra để xử lý và điều hòa chất thải cũng như nó giới hạn được nguồn lực sử dụng để giải quyết những ảnh hưởng phát sinh từ các hoạt động kiểm soát chất thải kém hiệu quả gây ra cho môi trường.


1. Xây dựng và áp dụng quản lý chất thải
Bước 1: Xác định nguồn tạo ra rác thải
 Cần phải xác định nguồn gây ra rác thải từ đâu để xác định được biện pháp xử lý cho từng nguồn và từng loại rác thải.
Bước 2: Phân loại và thu gom
Tổ chức cần phân loại các loại rác khác nhau và phải có nhãn hoặc quy định chung để phân biệt được các loại rác (để trong túi hoặc thùng chứa)
Bước 3: Vận chuyển
Với mỗi loại rác cũng cần phải xác định phương tiện vận chuyển khác nhau (nếu cần), việc vận chuyển đúng quy định về thời gian cũng như đường đi để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Bước 4: Xử lý
 Dựa vào thành phần và số lượng rác thải thu gom đã được phân loại mà chúng ta có biện pháp xử lý khác nhau. Nguyên tắc xử lý phải đặt tính chí phí lên hàng đầu vì có những loại rác được tái sử dụng hoặc có thể làm nhà máy nhiệt điện từ các loại rác…
Bước 5: Cải tiến
Phải luôn cải tiến công nghệ xử lý rác thải để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tiết kiệm chi phí xử lý tối đa và đảm bảo môi trường ngày càng tốt hơn.
2. Lợi ích áp dụng:
Khi việc áp dụng quản lý chất thải tốt Doanh nghiệp nhận được một số lợi ích sau:
- Tạo ra được môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe người lao động.
- Kiểm soát và giới hạn được nguồn lực phải bỏ ra để xử lý rác thải.
- Kiểm soát được việc phát sinh chất thải của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh.



 


CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM. CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM.

 Trong quá trình hoạt động và sản xuất của mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề liên quan như năng suất, chất...

MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC. MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.

Khái niệm về môi trường doanh nghiệp -   Môi trường doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng, yếu tố,...

CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH

           Trong việc quản lý các phòng, chỗ khó khăn nhất là quản lý phòng kinh doanh. Công việc kinh doanh thường có khuynh...

CHƯƠNG 7 PHẦN 4.HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN KỸ THUẬT CHƯƠNG 7 PHẦN 4.HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN KỸ THUẬT

Bộ phận kỹ thuật là bộ phận tiến hành công việc trên nền tảng kỹ thuật sẵn có.

CHƯƠNG 7 PHẦN 5. HOẠT ĐỘNG QC TRONG NGÀNH PHÂN PHỐI HÀNG HÓA CHƯƠNG 7 PHẦN 5. HOẠT ĐỘNG QC TRONG NGÀNH PHÂN PHỐI HÀNG HÓA

            Gần đây, QC được phổ biến trong các lĩnh vực liên quan đến phục vụ như công ty thương mại, khách sạn,...