Đây là cách gom những cái giống nhau lại thành nhóm, cách gom như thế nào thì chúng ta nên để cho mọi người cùng suy nghĩ. Có thể gom thành các nhóm liên quan đến người, vật liệu, máy móc; hay nhóm liên quan đến loại vật cụ thể, hay nhóm những cái làm được ngay và nhóm những cái làm tương đối mất thời gian; hoặc đối với thiết bị là những cái ta còn phải làm bạn với nó lâu dài thì phân chia theo phương pháp thao tác…
 Ngoài ra, còn có cách chia theo vấn để trong thiết kế, vấn đề trong kinh doanh phân loại như thế, ta có thể suy luận thêm vấn đề đang theo dõi. Thí dụ, khi nhìn từ góc độ của vấn đề trong kinh doanh, ta tự hỏi cái có thể nêu ra thêm là cái gì? Đúng như vậy, trong số hàng bán còn lại, hàng tốt và hàng bị trả lại để lẫn lộn vào nhau, gây ra vấn đề… đại loại là suy luận như thế.
 Sau khi phân loại hết rồi, kế tiếp ta dùng phương pháp tổ hợp. Đây là công việc tổ hợp những cái đã được phân loại. Ở đây ta có một cách hữu ích nữa là “ phương pháp lật mặt trái”. Thí dụ, sau khi đã nêu ra hết ý kiến làm thế nào để giảm việc phát sinh hàng xấu, ta làm ngược lại: làm thế nào để gia tăng phát sinh hàng xấu và nghĩ về phương pháp gia tăng hàng xấu. Nói như vậy có người nghĩ “bạn nói đùa hay sao”, nhưng giống khi chế tạo bằng máy tự động, sự phân tán về chất lượng trong số hàng làm ra bị quyết định bởi máy móc, dù ta có muốn làm tăng sự phát sinh hàng xấu cũng chỉ làm tăng đến mức độ nào đó.
 Sau khi làm vậy, ta nghị luận triệt để cùng mọi người vấn đề từ mọi góc độ, từ mặt sau,từ mặt trước, từ mặt trái, từ mặt nghiêng… Làm như thế, những cái còn chưa được ai chú ý nêu ra trong cuộc họp,sẽ có lúc được nhớ ra và có thể tiếp cận với phương án giải quyết tuyệt vời. những trường hợp như thế không phải là hiếm
 Đến đây, nhiều hạng mục đã được nêu lên như yếu tố để giải quyết vấn đề, chúng ta hãy theo dõi những thao tác tiếp theo được giới thiệu trong bài sau.

 


CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP. CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP.

Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC

1.Khái niệm về chiến lược 1.1.Sự ra đời và phát triển của chiến lược

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000 CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước:

PHÂN TÍCH NỘI BỘ (P1) PHÂN TÍCH NỘI BỘ (P1)

Trong tổ chức có những điểm gì? – Sự sống còn của tổ chức dựa vào đâu? Dây chuyền giá trị của công...