Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như Nhật bản, hàng năm có nhiều công ty bị phá sản và ngược lại cũng có nhiều công ty phát triển. 


Ở nơi theo chủ nghia kinh tế tự do, kinh doanh điều hành không tốt thì chắc chắn sẽ bị phá sản. Khi nào còn nỗi lo “có thể bị phá sản” thì con người còn suy nghĩ, phát huy trí tuệ và lỗ lực. Và ngược lại, chỗ nào không còn nỗi lo ấy thì chắc chắn kinh doanh không còn được nghiêm túc.
 Nhiều học giả trong và ngoài nước cho rằng: “ mẹ đẻ của tăng trưởng kinh tế nhanh ở Nhật bản chính là sự cạnh tranh gay gắt”. Nói về Nhật Bản, gần đây trong cái nhìn chung, phổ biến của thế giới về người Nhật, lý do thành công về kinh tế được nêu lên ở các điểm: cùng là một dân tộc, chế độ làm việc suốt đời… và cuối cùng là trình độ văn hóa của người dân. Trong thực tế, đúng là nhân vên ở các nhà máy, xí nghiệp của Nhật cần mẫn như trên thế giới vẫn đánh giá, nhưng lương họ trả cho nhân viên không phải là thấp, và hàng năm cũng có nhiều xí nghiệp bị lỗ to hoặc bị phá sản. Có xí nghệp chế tạo thép đặc chủng KK ở tỉnh HIMEJI đã tuyên bố phá sản, nhưng 10 năm sau đó nó cũng đã thành công trong việc xây dựng lại, và đã có mặt trên thị trường chứng khoán. Nhân viên, thiết bị và sản phẩm của công ty hầu như không thay đổi so với trước. Nhưng ngay sau khi thay đổi giám đốc tình hình khác đi và nó đường đường chính chính có mặt trên thị trường chứng khoán. Chắc các bạn đã rõ nguyên nhân rồi? Bởi vì nhân viên đã lấy lại được ý chí làm việc, phát huy trí tuệ và nỗ lực trong mọi công việc. Kết quả là công ty đã đứng dậy được.
 Kết cục, vận hành và chi phối xí nghiệp đều do con người. Dù được trang bị tự động đến đâu, nhưng việc quyết định chế tạo cái gì, bán như thế nào đều do con người.
          

Tất cả mọi công viêc, từ vận hành đến chi phối xí nghiệp đều do cong người quyết định

Máy móc, thiết bị hay computer cũng chỉ là công cụ. Công cụ dù cho có đưa vào nhiều đến mấy cũng chỉ là những khối kim loại nếu ta không biết phát huy chúng. Chế tạo cái gì bằng những công cụ ấy và bán chúng như thế nào, tất cả đều do trí tuệ con người mà ra.
 Đến đây, chắc các bạn đã hiểu vì sao nhóm QC ở Nhật Bản được coi là một sự hiện diện quan trọng. Nó hoạt động không ngừng để cải tiến, không ngừng phát huy trí tuệ tập thể. Nó là một loại tập thể biết phát huy trí tuệ mà trên thế giới chưa có.


CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ

1.   Thiết bị lỗi hoặc hỏng hóc. Yếu tố đầu tiên trong “ Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là thiết bị...

CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE). CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE).

1.   OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...

ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2) ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2)

Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...

VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG

Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng...