Như bạn đã hiểu qua lý luận trên, quản lý chất lượng được xem là vấn đề của toàn công ty, không thể thực hiện tốt nếu mọi người không tiến hành trong sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Quản lý chất lượng nghĩa là chỗ mà tất cả các bộ phận trong công ty cần đạt 100 điểm, 99 điểm vẫn bị coi là chưa đạt. Vì còn sai lầm một điểm vẫn có thể dẫn đến sự cố máy móc trong “ rừng rậm Phi Châu”, và con người có thể bị chết.
 Gần đây, người ta hay nói “sai một nước mất một triệu USD”. Khác với ngày xưa, yêu cầu của khách hàng ngày nay càng nghiêm ngặt hơn, cộng với do thời đại thông tin nên chỉ cần có một sự kiện nhỏ là lập tức thông tin được lan truyền rộng, làm ảnh hưởng đến uy tín công ty. Nhật Bản chiếm 10% GNP của thế giới là nhờ sản phẩm của nhiều công ty đã được bán khắp thế giới. Do đó, “sai một nước sẽ mất một triệu USD”. Ta có thể khẳng định nếu không thực hiện TQC ( Total quality control: quản lý chất lượng trên toàn công ty) thì dứt khoát không thể thành công được.
 Thẩm tra JIS thường được tiến hành bởi nhân viên của Cục “công nghiệp thương mại”, nhưng thông thường người đứng đầu công ty lại đi theo đoàn kiểm tra. Nếu người đứng đầu không quan tâm thì nhân viên cấp dưới cũng chỉ làm theo cho có hình thức và chắc chắn sẽ thất bại.
 Vào thời kỳ đầu của chế độ “chứng nhận JIS” để học hỏi xem nên làm thẩm ra như thế nào cho tốt , có người đã đi theoo vài lần. Tuy nhiên, phía được thẩm tra cũng dần dần quen cảnh này nên chuẩn bị hình thức chu đáo, không để sơ hở. Giống như phụ đạo về thi cử, lúc đó đã xuất hiện nhiều nhà chuyên môn chỉ đạo phương pháp để qua được thẩm tra JIS. Vì thế, mọi người đã phải động não và sau đó tìm ra được 3 câu chất vấn. Đưa ra các câu chất vấn này, giống như chụp ảnh bằng quang tuyến X, có chỗ sơ hở thì gần như chắc chắn sẽ hiện lên. Qua phim rửa ta đoán xem TQC có được thực hiện không. Bài tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu ba câu chất vấn này.

 


CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu) CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu)

           Tiến sĩ NIISHIHORI, nguyên đội trưởng đội thám hiểm Nam cực mùa đông, người có nhiều đóng góp...

CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ.

Đây là câu chuyện ở phòng bảo vệ của một công ty. Cũng giống như cổng ra vào cửa xưởng các công ty khác, công ty này...

CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ.

Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...

CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...