Dù đã giải thích như thế, nhưng chắc nhiều người vẫn cho rằng không dễ nắm được phương pháp cải tiến. Có ý kiến còn cho rằng, dù có làm cũng không thành công, sau đó mệt mỏi rồi bỏ…
Tuy nhiên, ở đây “mấu chốt của vấn đề” là nhóm QC có 7 công cụ để cải tiến.  Toàn bộ 7 công công cụ này là ứng dụng thông kê, nhưng không đến nỗi khó như bạn tưởng.
Trong quản lý chất lượng, đặc trưng của nó là dùng thống kê để tìm ra đầu mối cải tiến. Thế nhưng chỉ nghe đến từ thống kê thôi đã có người bỏ chạy. Thống kê học đúng là một môn khó. Khi quản lý chất lượng bằng phương pháp thống kê mới được đưa vào Nhật Bản, nhiều người đã cảm thấy “khó nuốt”. Tuy nhiên, nhờ năng lực và sự khéo léo của người Nhật nên sau một thời gian ngắn họ đã “tiêu hóa” và dùng được 7 công cụ.
Ngày xưa chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc. Dù có nhớ một trăm hay hai trăm chữ vẫn chưa viết được văn. Không nhớ được vài ngàn chữ thì khó mà viết văn cho ra hồn. Lúc đầu chữ Hán chỉ thông dụng trong giới quý tộc có tiền và có thời gian. Như thế là không tiện lợi nên người Nhật đã phát minh ra mẫu tự KANA (một loại mẫu tự của Nhật). Nhờ thế chỉ cần biết 48 chữ cái là có thể viết bất cứ văn chương gì. Thời ấy con gái không được đi học nên hưởng ứng trước tiên. Do đó ngày xưa người ta gọi mẫu tự KANA là mẫu tự dành cho phái yếu.
Thống kê học dùng trong quản lý chất lượng cũng thế. Những thứ mà đến người lớn cũng khó hiểu như xác suất luận… đã được biến thể khác đi thành biểu đồ mà học sinh lớp 6 ai cũng biết, hoặc tìm ra. Những phương pháp mà chỉ cần chi tri thức tính toán đơn giản là có thể sử dụng được. Ngoài ra, ông thày có thể giảng 7 công cụ này một cách dễ hiểu, dạy trình tự và cách kết hợp các yếu tố để giải quyết vấn đề cụ thể.
Có thể có ý kiến cho rằng, cần tính chuẩn xác về số học. Nhưng xưởng không phải là trường học. Vấn đề đặt ra là có giải quyết được hay không. Với cách nghĩ như thế, ta có thể nói 7 công cụ này đã được “chế tạo” tuyệt vời.

 


CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG.

           Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...

CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG.

Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA  CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA "CÔNG CỤ"

Vì quản lý chất lượng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên số người nước ngoài đến học hỏi ngày càng...